Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Tạo nhiều việc làm cho nhiều lao động từ sơ chế lá tre

Từ đầu năm 2022 đến nay, cơ sở thu mua và sơ chế lá tre của anh Hoàng Văn Tuân, thôn Đồng Tâm, xã Bình Nhân đã trở thành mô hình phát triển kinh tế, tạo thu nhập cao cho gia đình và các lao động thời vụ ở địa phương.

Lá tre thành phẩm của gia đình anh Hoàng Văn Tuân, thôn Đồng Tâm, xã Bình Nhân.

Anh Tuân chia sẻ, bắt nguồn từ việc nhặt, hái lá tre tươi từ vườn rừng của gia đình với diện tích hơn 3 ha, rồi đem bán cho các cơ sở thu mua, sơ chế lá tre khô ở các xã thuộc huyện Yên Sơn. Sau nhiều lần trao đổi, mua bán, anh Tuân tìm hiểu, học tập kỹ thuật sơ chế của họ về áp dụng tại địa phương mình. Đầu tháng 4/2022, anh quyết định dồn toàn bộ số vốn trên 60 triệu đồng của gia đình tiết kiệm được để đầu tư xây lắp 02 lò sấy, công suất mỗi ngày sấy 1,5 tấn lá tre tươi, sau 7 giờ đồng hồ phơi sấy sẽ cho ra 7,5 tạ lá tre thành phẩm. Đều đặn hai ngày 01 lần, đơn vị thu mua ở tỉnh Phú Thọ sẽ đến cân bốc tận nơi với giá dao động từ 5 triệu đồng đến 5,3 triệu đồng/tạ thành phẩm, toàn bộ mặt hàng lá tre khô này cung cấp sang thị trường Đài Loan để gói bánh cổ truyền.

Anh Hoàng Văn Tuân, thôn Đồng Tâm, xã Bình Nhân (ngoài cùng bên phải) giới thiệu về sản phẩm của cơ sở.

Hiện tại, cơ sở thu mua và chế biến lá tre của anh Tuân tạo điều kiện cho 10 lao động thời vụ địa phương. Trung bình một lao động có thu nhập từ 160 nghìn đồng đến hơn 200 nghìn đồng mỗi ngày.

Cơ sở của anh Tuân giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động tại địa phương.

Tin tưởng rằng với thị trường tương đối ổn định như hiện nay, việc thu mua chế biến nguyên liệu từ lá tre của anh Hoàng Văn Tuân sẽ tạo thêm nhiều việc làm hơn nữa, góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn xã Bình Nhân có trên 50 ha tre, đây là nguồn nguyên liệu dồi dào, điều kiện thuận lợi để người dân vươn lên phát triển kinh tế./.

Hải Hà - Văn Linh

Tin cùng chuyên mục