Ông Hà Trọng Khang ở tổ nhân dân Đồng Tụ, thị trấn Vĩnh Lộc là một trong những người con của quê hương Chiêm Hóa anh hùng từng tham gia trong chiến dịch Điện Biên Phủ và đã có trên 30 năm gắn bó với vùng núi rừngTây Bắc. Trong những ngày tháng 5 lịch sử luôn gợi lại trong ông những kỷ niệm về một thời hào hùng của dân tộc với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu. Ông Khang cho biết: ngày đó ông mới chỉ là cậu thanh niên 20 tuổi. Cũng như bao người con của quê hương Chiêm Hóa ở thời kỳ đó với sức trẻ, đầy nhiệt huyết và lòng căm thù giặc sâu sắc ông đã xung phong nhập ngũ để được làm Bộ đội Cụ Hồ. Năm 1952 Trung đoàn 148 của ông được lệnh hành quân lên Tây Bắc tham gia giải phóng thị xã Hòa Bình, giải phóng huyện Mường Tè của tỉnh lai Châu và làm công tác dẫn đường cho bộ đội chủ lực lên bao vây căn cứ Điện Biên Phủ. Sau khi giải phóng vùng Tây Bắc với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, theo tiếng gọi của Tây Bắc thân thương chiến sỹ Hà Trọng Khang đã ở lại cùng xây dựng kinh tế mới.
Cuộc sống bình dị của chiến sỹ Điện Biên năm xưa Hà Trọng Khang
60 năm đã qua đi nhưng khi nhắc tới những địa danh như Mường Thanh, Hồng Cúm, Đồi A1…của “chảo lửa” Điện Biên một thời, cựu chiến binh Hoàng Hiệu người lính điện biên năm xưa nay đã 85 tuổi ở thôn Tụ, xã Phúc Thịnh lại như hồi sinh trở lại, hừng hực khí thế ra trận của ngày mới mười chín, đôi mươi. Ngày ấy, chàng lính trẻ Hoàng Hiệu là bộ đội thuộc Đại đội 366, Trung Đoàn 130, Tiểu đoàn 209, Sư đoàn 312. Sau khi đánh thắng địch ở Sân bay Nà Sản và Đồn Bản Ngoa của tỉnh Sơn La, Đại đội 336 của ông được lệnh cùng với Đại đội của người anh hùng Trần Can đánh vào Đồi Him Lam, mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Cũng chính trong trận đánh này, ông đã bị thương ở ngực mà nay lúc trái gió, trở trời vẫn luôn đau nhức, như luôn nhắc lại về ký ức một thời hoa lửa vẫn in đậm trong tâm trí của ông.
Không chỉ giỏi đánh giặc mà khi trở vê địa phương những chiến sỹ Điện Biên năm xưa vẫn tiếp tục phát huy bản chất truyền thóng bộ đội Cụ Hồ, truyền thống gia đình cách mạng, tích cực tham gia công tác xã hội, tuyên truyền vận động gia đình và bà con thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước, hăng hái tham gia lao động sản xuất chỉ bảo con cháu học hành, phát triển kinh tế gia đình. Và những câu chuyện về một thời hào hùng của những người lính Điện Biên năm xưa sẽ mãi là những bài học vô cùng quý giá đối với thế hệ trẻ về lòng yêu nước và tinh thần dân tộc./.
Gửi phản hồi