Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Khẳng định vai trò, vận động hội viên chung sức xây dựng quê hương

Thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2013 - 2018, công tác Hội và phong trào nông dân trong tỉnh không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy mạnh mẽ vai trò của tổ chức Hội. Toàn hội đã động viên nông dân phát huy nội lực, thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua do Trung ương Hội và tỉnh phát động, góp phần xây dựng Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc.

Đồng chí Trương Xuân Quý, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh thăm mô hình liên kết nuôi trâu,
bò vỗ béo của gia đình ông Lương Hải Tuyên, thôn Nặm Kép, xã Hùng Mỹ (Chiêm Hóa)
 đạt hiệu quả kinh tế cao.

5 năm qua, công tác củng cố, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh luôn được đặc biệt coi trọng, tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cơ sở hội, chi hội. Trong nhiệm kỳ đã kết nạp được 20.506 hội viên mới, nâng tổng số toàn tỉnh 116.786 hội viên, chiếm 86,3% so với số hộ nông nghiệp. Số cơ sở đạt vững mạnh chiếm 90%; chi hội đạt vững mạnh chiếm 87,3%; 100% cơ sở Hội có quỹ từ 5 triệu đồng trở lên; quỹ chi hội có số dư từ 50.000 đồng/hội viên trở lên. Đến nay, 100% cán bộ nghiên cứu, tổng hợp Hội Nông dân cấp tỉnh, cấp huyện có trình độ đại học trở lên; ở cấp xã có 96/140 chủ tịch có trình độ cao đẳng, đại học. 

Các cấp Hội Nông dân đã tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Trung ương. Nổi bật là Hội Nông dân tỉnh đã tham mưu cho tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách về việc cho hội viên, nông dân được vay vốn và hỗ trợ lãi suất tiền vay để xây dựng hầm, bể biogas và 3 công trình vệ sinh. Các cơ chế, chính sách, quyết định được ban hành kịp thời đã phát huy hiệu quả các nguồn lực, vừa góp phần bảo vệ môi trường sống vùng nông thôn, khích lệ các hộ nghèo nỗ lực vươn lên.

Nông dân toàn tỉnh đã lắp đặt được trên 15.100 hầm biogas, công trình vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi; phối hợp với ngân hàng giải ngân cho hội viên vay 123,65 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng hầm biogas và lãi suất tiền vay 25,82 tỷ đồng. Hội đã quản lý có hiệu quả các nguồn vốn bảo trợ, tài trợ của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và các doanh nghiệp như Tập đoàn Vingroup, Công ty cổ phần Giấy An Hòa... để phát triển chăn nuôi trâu, bò sinh sản cho 1.753 hộ vay, luân chuyển 1.672 con trâu, nâng số hộ được hưởng lợi lên 3.425 hộ, trong đó có 1.083 hộ thoát nghèo từ chương trình.

Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh tổ chức dạy nghề trồng nấm
cho hội viên nông dân thành phố Tuyên Quang.

Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng thành công mô hình liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm đảm bảo truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm thông qua tổ chức Hội nghị Xúc tiến chuỗi giá trị nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó hạt nhân là Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành với mô hình liên kết theo chuỗi chăn nuôi an toàn sinh học, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến, thực hiện quy trình sản xuất. Đồng thời tìm kiếm, kết nối thị trường tạo cầu nối, tìm thị trường ổn định cho sản phẩm nông sản của tỉnh, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, tăng cường liên kết với doanh nghiệp và người tiêu dùng cả nước. Cùng với đó, Hội Nông dân tỉnh đã chủ động xây dựng thương hiệu và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Trâu ngố Tuyên Quang”.

Các hoạt động dịch vụ, tư vấn dạy nghề, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất mang lại hiệu quả rõ rệt. Trên cơ sở khảo sát nhu cầu của người học, Hội đã tổ chức và phối hợp tổ chức đào tạo nghề cho trên 8.500 học viên tham gia, sau học nghề có trên 80% học viên áp dụng có hiệu quả ngay vào kinh tế hộ gia đình. Thông qua các tổ liên kết vay vốn, tổ tiết kiệm và vay vốn do các cấp Hội quản lý, nhận ủy thác đã giúp cho trên 36.000 hội  viên vay với tổng dư nợ 1.424,4 tỷ đồng. Các cấp Hội đã vận động nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể có hiệu quả. Toàn tỉnh đã thành lập được 546 tổ hợp tác với gần 5.700 thành viên tham gia. Trong đó, có 449 tổ hợp tác đã lập được kế hoạch sản xuất, kinh doanh, hoạt động tốt và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội xác định là nhiệm vụ trọng tâm, có sức lan tỏa trong tất cả các lĩnh vực nông lâm nghiệp và dịch vụ… Phong trào đã khích lệ động viên nông dân quyết tâm vươn lên, đổi mới tư duy, dám nghĩ dám làm, khai thác tiềm năng thế mạnh về vốn, lao động, đất đai đầu tư vào sản xuất. Bên cạnh đó, các cấp Hội đã chú trọng ứng dụng công nghệ mới, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đất đai, nguồn lực địa phương.

 

Vườn cam sành của nông dân tổ dân phố Đồng Bàng, thị trấn Tân Yên (Hàm Yên) sản xuất theo 
quy trình VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao.  Ảnh: Lý Thịnh

Tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo hướng sản xuất an toàn, chăn nuôi chuyển dịch theo hướng trang trại, gia trại. Trong nhiệm kỳ, toàn tỉnh có 152.616 lượt hộ nông dân được công nhận đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp. Có 5 nông dân được tôn vinh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” gồm: Ông Trình Ngọc Huynh, xã Yên Lâm và ông Đoàn Xuân An, xã Yên Phú (Hàm Yên); ông Hà Văn Điệt, thị trấn Vĩnh Lộc (Chiêm Hóa); ông Nguyễn Văn Giàu, xã Phúc Ninh và ông Phạm Đình Thắng, xã Lực Hành (Yên Sơn).

Với các hoạt động tích cực, các cấp Hội đã vận động hội viên, nông dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, tham gia đóng góp công sức, tiền của, hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. 5 năm qua, nông dân trong tỉnh đã đóng góp gần 2 triệu ngày công lao động, hiến 16.300 m2 đất để thực hiện bê tông hóa gần 2.800 km đường giao thông nông thôn; kiên cố hóa và tu sửa, nạo vét 3.600 m kênh mương. Cán bộ, hội viên cũng đã đóng góp 1,12 tỷ đồng để ủng hộ xây dựng, tu sửa nhà ở cho gần 400 hộ chính sách, người có công khó khăn về nhà ở.

Nhiệm kỳ 2018 - 2023, Hội Nông dân tỉnh xác định tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Hội vững về chính trị, mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động, thực hiện hiệu quả vai trò chủ thể trong phong trào “Tuyên Quang chung sức xây dựng nông thôn mới”. Hội tập trung thực hiện có hiệu quả ba nhiệm vụ trọng tâm: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân; tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ và đào tạo nghề giúp nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập và đời sống; xây dựng phát triển mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn. 

Để đạt mục tiêu đó, Hội Nông dân tỉnh sẽ tiếp tục bám sát sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, địa phương trong tỉnh. Các cấp Hội và hội viên nông dân toàn tỉnh sẽ quyết tâm phấn đấu thi đua lao động sản xuất, cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần xây dựng tỉnh Tuyên Quang giàu đẹp, văn minh.

TQĐT

Tin cùng chuyên mục