Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Ngày Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân (2-7) : Vệ sinh phòng bệnh - nâng cao sức khỏe

Ngày Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân 2-7 năm nay có thông điệp “Vệ sinh phòng bệnh - nâng cao sức khỏe” nhằm kêu gọi toàn dân tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh và cải thiện sức khỏe.

Tháng 6 - 2012, Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 2-7 hàng năm là “Ngày Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân” có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác y tế dự phòng. Bác sỹ Hoàng Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh cho biết, những năm gần đây, nhiều việc làm hưởng ứng phong trào vệ sinh yêu nước được ngành Y tế tỉnh triển khai như thực hiện chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả”, dự án “Cải thiện vệ sinh cộng đồng dựa trên kết quả”, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường... Một trong những hoạt động trọng tâm là tuyên truyền, giáo dục tại cộng đồng với các hình thức tuyên truyền đa dạng như: Tổ chức các lớp tập huấn, cấp phát tờ rơi, sổ tay, tài liệu, nói chuyện chuyên đề nâng cao ý thức, nhận thức của người dân để thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân. Đến nay, toàn tỉnh có 183.634 hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 90%; 146.211 hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 71%; 75.443 hộ có chuồng gia súc hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 66,5%... Nhiều năm liền trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh lớn xảy ra.


Từ nguồn vốn xã hội hóa, trường Tiểu học Phan Thiết (TP Tuyên Quang) xây mới 2 công trình vệ sinh để nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh cho giáo viên và học sinh. 

Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 được thực hiện tại tỉnh ta với kinh phí 235,3 tỷ đồng gồm 3 hợp phần: Cấp nước sạch nông thôn; vệ sinh nông thôn và nâng cao năng lực truyền thông, giám sát, theo dõi và đánh giá chương trình. Đến nay, đã xây dựng 6 cụm công trình phục vụ cấp nước cho 3.146 hộ, 38 công trình cấp nước và vệ sinh trường học; đang đầu tư xây dựng 63 công trình cấp nước và vệ sinh cho trạm y tế, trường học; 17/45 xã đạt vệ sinh toàn xã.

Xã Đông Lợi (Sơn Dương) là một trong những xã được thụ hưởng chương trình. Ông Lê Văn Thu, Chủ tịch UBND xã nói, trước kia, bà con trong xã chủ yếu sử dụng nước giếng khoan hoặc dẫn nước từ trên núi xuống. Năm 2018, công trình cấp nước sạch do chương trình “Mở rộng quy mô nước sạch và vệ sinh dựa trên kết quả” được đầu tư xây dựng với công suất 230 m3/ngày, đêm phục vụ 1.200 hộ thuộc 14 thôn, người dân ai cũng vui mừng, phấn khởi vì có nguồn nước luôn sạch để sử dụng trong sinh hoạt.

Bên cạnh đó, với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, người dân trên địa bàn tỉnh đã ngày càng nâng cao ý thức, tích cực tham gia phong trào bằng những việc làm cụ thể như: Xây dựng nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; thu gom rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định; sử dụng nước an toàn, hợp vệ sinh; rửa tay bằng xà phòng để phòng tránh dịch bệnh… Anh Triệu Quốc Việt, thôn Khe Mon, xã Thái Hòa (Hàm Yên) chia sẻ, việc vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh luôn được gia đình anh quan tâm. Gia đình anh thường xuyên diệt muỗi, lăng quăng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và nhắc nhở các con thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng, chống bệnh tay - chân - miệng. Đồng thời, anh còn vận động người dân xung quanh xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không vứt rác thải bừa bãi làm ô nhiễm môi trường. Đến nay, toàn thôn có trên 61% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Với ý nghĩa của Ngày Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân, mỗi người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng... tạo thành thói quen lành mạnh. Từ đó, góp phần khống chế dịch bệnh, cải thiện môi trường sống cho cộng đồng.

Theo TQOL

Tin cùng chuyên mục